Thời đại số và sức nóng của nghề tester

Như các bạn biết đấy, bất kỳ. một ngành hàng nào, để sản phẩm được đưa ra thị trường trước hết chúng luôn được kiểm tra chất lượng rất gắt gao để đảm bảo sự hoàn thiện khi đến tay người dùng là khách hàng. Và với ngành IT này lại càng quan trọng hơn nưa. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của ngành này còn phổ biến và nghiêm ngặt hơn do đặc thù sản phẩm là các ứng dụng, phần mềm có độ lan truyền và tiếp cận cực kỳ rộng rãi. Tester chính là tên gọi của vị trí kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành IT.

Thời đại công nghiệp 4.0 và tầm quan trọng của tester

Bỡi vì thế giới phát triển không ngừng cả về trí tuệ, công nghệ,…khiến cho ngành kinh doanh hiện nay đã trở thành cuộc chơi của công nghệ.

Hầu như công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều có sử dụng phần mềm để hỗ trợ. Đây là điều màđa số các tổ chức, doanh nghiệp đều đang hướng tới. Do đó, họ rất cần những tester để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng.

Vai trò của tester trong thời đại ngày nay

Với những sản phẩm phần mềm thì những tester sẽ là người nắm vững các công cụ có liên quan đến quá trình hình thành phát triển của sản phẩm phần mềm đó.

Tester luôn đóng vai trò quan trọng, là người tham gia kiểm tra đánh giá từ đó đưa ra thông số kỹ thuật phù hợp.

Tester thường sẽ trực tiếp tham gia và chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc xác định điều kiện thử nghiệm cũng như tạo ra các thiết kế thử nghiệm sản phẩm. 

Mỗi Tester đều phải thực hiện các quá trình tự động hóa cho các bài kiểm tra để đảm bảo việc thiết lập môi trường thử nghiệm, quản trị hệ thống cũng như vận hành hệ thống thử nghiệm một cách chính xác.

Lợi ích của tester là gì đối với doanh nghiệp 

  • Công việc của các Tester là kiểm định chất lượng của phần mềm trong quá trình sản xuất. Quá trình này sẽ giúp đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm công nghệ trước khi cung cấp đến tay người dùng
  • Tester là những cá nhân giữ vai trò loại bỏ rủi ro và các vấn đề bất cập có thể xảy ra với sản phẩm phần mềm
  • Việc thực hiện kiểm tra với các dự án Công nghệ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài chính dài hạn. Ví dụ trong những trường hợp phát hiện được lỗi trong giai đoạn testing sẽ giúp chi phí sửa chữa thấp hơn. 
  • Tester sẽ giúp loại bỏ những rủi ro cũng như những mặt hạn chế của sản phẩm giúp những sản phẩm mà doanh nghiệp đưa đến tay khách hàng đều triệt để làm hài lòng khách hàng. 

Tester sẽ làm những công việc gì?

Họ sẽ dùng kỹ năng nghiệp vụ của mình để phát hiện các lỗi còn tồn tại trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng.

Tester thường đi cùng đội phát triển phần mềm nhằm đem đến sản phẩm hoàn thiện nhất cho khách hàng.

Hiện nay Tester thường được chia thành hai hướng phát triển bao gồm: Manual test và Automation test.

Bạn có thể tham gia vào “Khóa học Tester cho người mới” để có thể được tư vấn lộ trình học nhanh nhất hiệu quả nhất nhé!

Manual testing được hiểu là gì?

Đây là thao tác thử nghiệm sản phẩm phần mềm hoàn toàn bằng tay được các Tester tự tay thực hiện.

Đây là việc tìm kiếm hoàn toàn thủ công được tester thực hiện trên hệ thống. Bước kiểm tra này cũng là một trong số ít công việc trong quá trình sản xuất và phát triển phần mềm mà không cần biết code vẫn có thể thực hiện được. 

Automation testing được hiểu là gì?

Công việc chính của Automation testing là dựng code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động.

Phần lớn vị trí này sẽ phải làm việc với code với vai trò như một developer.

Người làm Automation testing không cần thiết phải nắm vững các kiến thức về test manual.

Tuy nhiên đổi lại phải biết rõ về các Automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: AutoIT, Java, C#, Python, C++… tùy theo yêu cầu của từng dự án và từng doanh nghiệp khác nhau.