Khuôn cửa gỗ và những chức năng của nó
Hiện nay gỗ được khách hàng lựa chọn nhiều trong thi công nhà ở, thiết kế kiến trúc, tạo nên không gian gần gũi với con người. Trong đó bạn sẽ thường thấy những bộ cửa gỗ quen thuộc trong kiến trúc nhà ở và không gian sống của nhiều gia đình Việt. Mẫu cửa gỗ đẹp hiện nay rất nhiều, và trong đó khuôn cửa gỗ là bộ phận quan trọng cho kết cấu cửa an toàn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khuôn cửa gỗ và những đặc tính, vai trò của nó
Khuôn cửa gỗ hay hiểu đơn giản đó là khung cửa. Nó được xem là bộ phận quan trọng trong kết cấu cửa nhà ở. Nó sẽ đảm nhiệm vai trò liên kết với tường, tạo ra hệ cửa có khả năng đóng mở ổn định.
Khuôn cửa gỗ sẽ gắn trực tiếp với tường, ốp tường chắc chắn, tạo khung cố định gắn cánh cửa.
Khuôn thường sẽ được gia công từ gỗ tự nhiên, liền khối tạo kết cấu chắc chắn cho bộ cửa. Thiết kế khung cửa tùy theo vị trí cố định tường.
Như bạn biết đấy, cánh cửa gỗ thường rất nặng, tác động trực tiếp lên tường sẽ lớn. Nhờ có khuôn cửa đảm nhiệm vai trò liên kết, chịu tải trọng cửa cánh cửa với tường, khi đóng mở sẽ không gây các vấn đề về chịu lực, tăng độ bền, vững chắc cho cửa gỗ.
Kích thước khuôn cửa gỗ như thế nào là phù hợp nhất?
Để gia công khuôn cửa gỗ cần phân loại và tính toán kích thước khuôn phù hợp. Vai trò của khuôn cửa trong kết cấu cửa đóng mở rất quan trọng, từ đó mới đảm bảo được độ bền, khả năng vận động ổn định lâu dài.
Khuôn cửa gỗ có bao nhiêu loại?
Tùy theo cấu tạo và thiết kế tường, khuôn cửa thường được phân thành 2 loại: khuôn cửa đơn và khuôn cửa đôi.
- Khuôn cửa đơn: bạn sẽ thường thấy loại này được sử dụng cho cửa 1 cánh hoặc 2 cánh với khối lượng cánh nhẹ ở các vị trí như: cửa phòng ngủ, cửa thông phòng, cửa phòng tắm… Loại cửa đơn này sẽ thích hợp với tường có độ dày khoảng 100mm. và có thể thay đổi do thi công trát tường dày hay mỏng. Kích thước khuôn cửa đơn phổ biến hiện nay là 6-13-14cm.
- Khuôn cửa kép: Loại này thì thường hay được sử dụng thi công cửa 2 cánh trở lên và chúng thường ứng dụng cho các vị trí cửa ra vào, cửa ban công, cửa phụ… Khuôn cửa gỗ kép thi công vị trí tường dày từ 200 – 240mm. Khuôn cửa này có khả năng chịu lực lớn, nâng đỡ, chịu lực hệ cửa có độ dày 50mm. Kích thước khuôn cửa kép có 3 dạng: 6cm, 24cm và 25cm.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về “cửa giấy khuôn” hãy truy cập vào link nhé. Chúc bạn tìm được nhiều thông tin thú vị, và phù hợp với nhu cầu của mình.
Khi gia công khuôn cửa gỗ bạn cần chú ý những gì?
Để tránh việc lắp đặt khuôn cửa gỗ không đúng cách phải đục phá tường và trám sửa lại rất mất thời gian, tiền bạc. Bạn nên có những sự chuẩn bị và hiểu biết về những vấn đề sau:
- Cần xác định loại khuôn cửa và thiết kế phù hợp. Đặt gia công khuôn cửa gỗ tự nhiên từ sớm, để kịp thời gắn tường trong quá trình xây dựng. Bạn không đợi đến khi xây xong mới đi đặt khuôn cửa như thế sẽ rất mất thời gian chờ đợi.
- Chọn khuôn cửa và cánh cửa cùng màu, có sự đồng bộ trong thiết kế, màu sắc. Khuôn và cánh cửa tạo nên sự thống nhất cho bộ cửa, kết hợp hài hòa với màu tường. Sự hài hoà luôn mang lại nét đẹp cho tổng thể ngôi nhà của bạn.
- Gia công khuôn cửa gỗ nên chọn cửa gỗ nguyên khối, tự nhiên không bị nứt hay mối mọt. Điều bạn cần làm ở đây đó là tìm hiểu để đưa ra lựa chọn đơn vị gia công cửa gỗ tự nhiên uy tín. ĐIều này sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất, chất lượng cửa gỗ đạt tiêu chuẩn. Đồng thời những người có chuyên môn sẽ giúp bạn chọn được loại phù hợp nhất cho công trình của mình.
- Khuôn cửa gỗ tự nhiên sẽ cần lắp đặt khi nhà đang xây thô. Yêu cầu kích thước ô chờ phải lớn hơn kích thước khuôn cửa từ 2-3cm để khuôn cửa có thể gắn tường dễ dàng hơn. Đặt khuôn cửa vào vị trí gắn từng, tiến hành cố định và chèn phủ hồ kín tường và khuôn bao, giữ cố định bằng keo silicon chuyên dụng vào các lỗ hổng cho đến khi keo đông cứng.